Hậu tố và tiền tố

Xem PDF

Nộp bài


Điểm: 10 (thành phần)
Thời gian: 1.0s
Bộ nhớ: 512M

Tác giả:
Dạng bài

Cho xâu \(S\) có độ dài \(N\) và xâu \(T\) có độ dài \(M\) \((N\le M)\).

  • \(S\) được tính là một tiền tố của \(T\) nếu \(N\) ký tự đầu của \(T\) khớp hoàn toàn với \(S\).
  • \(S\) được tính là một hậu tố của \(T\) nếu \(N\) ký tự cuối của \(T\) khớp hoàn toàn với \(S\).

Bạn hãy viết chương trình thực hiện kiểm tra và:

  • In ra \(0\) nếu \(S\) vừa là tiền tố, vừa là hậu tố của \(T\).
  • In ra \(1\) nếu \(S\) là tiền tố của \(T\).
  • In ra \(2\) nếu \(S\) là hậu tố của \(T\).
  • In ra \(3\) nếu \(S\) không phải là tiền tố hay hậu tố của \(T\).
Input
  • Dòng đầu chứa hai số nguyên dương \(N\) và \(M\) \((1\le N\le M\le 100)\).
  • Dòng tiếp theo chứa xâu \(S\) gồm \(N\) chữ cái latin in thường.
  • Dòng tiếp theo chứa xâu \(T\) gồm \(M\) chữ cái latin in thường.
Output
  • In ra \(0\), \(1\), \(2\), hoặc \(3\) tương ứng với yêu cầu đề bài.
Ví dụ
Sample input 01
3 7
abc
abcdefg
Sample output 01
1
Giải thích

abc là một tiền tố của abcdefg.

Sample input 02
3 4
abc
aabc
Sample output 02
2
Sample input 03
3 3
abc
xyz
Sample output 03
3
Sample input 04
3 3
aaa
aaa
Sample output 04
0