Nhiều trò chơi toán học có vẻ khá kỳ lạ với mọi người. Sau đây là một trò chơi như thế: Bạn có 2N−1 là bài. Ban đầu, trò chơi chỉ sử dụng N lá bài. Mặt trước của mỗi lá bài được viết 1 số nguyên. Mặt sau của lá bài được viết số 0. N−1 lá bài còn lại để trống ở cả 2 mặt và sẽ không liên quan tới trò chơi. Bạn đoán 1 số trong khoảng từ 1 đến N. Trò chơi diễn ra theo quá trình sau:
- Chọn lá bài có số ở mặt trước nhỏ nhất. Nếu có nhiều lá bài như thế, thì chọn lá bài có số ở mặt sau nhỏ nhất. Gọi số ở mặt trước của lá bài được chọn là A còn số ở mặt sau của lá bài là B. Loại lá bài đó khỏi trò chơi.
- Tiếp tục chọn lá bài có số ở mặt trước nhỏ nhất. Nếu có nhiều lá bài như thế thì chọn lá bài có số ở mặt sau nhỏ nhất. Gọi số ở mặt trước của lá bài được chọn là C còn số ở mặt sau của lá bài là D. Loại lá bài đó khỏi trò chơi.
- Chọn 1 lá bài được để trống ở cả 2 mặt. Ở mặt trước của lá bài viết số A+C và ở mặt sau viết số lớn hơn trong 2 số B+1 and D+1. Cho lá bài đó vào trò chơi.
Trò chơi kết thúc sau N−1 lần làm như vậy, khi trò chơi chỉ còn đúng 1 lá bài. Nếu số ở mặt sau lá bài trùng với số mà bạn đã đoán thì bạn thắng, nếu không thì bạn thua. Viết 1 chương trình tính toán số cuối cùng được viết ở mặt sau của lá bài cuối cùng này.
INPUT
- Dòng đầu tiên ghi số nguyên 1≤N≤105. Dòng tiếp theo ghi N số nguyên - những con số ghi trên mặt trước của mỗi lá bài. Mỗi số nằm trong khoảng từ −109 đến 109.
OUTPUT
- In ra 1 số duy nhất: Câu trả lời cho vấn đề
Ví du
Input
5
1 2 3 4 5
Output
3
Giải thích
Ban đầu (1 0), (2 0), (3 0), (4 0), (5 0)
Vòng 1: (3 1), (3 0), (4 0), (5 0)
Vòng 2: (6 2), (4 0), (5 0)
Vòng 3: (6 2), (9, 1)
Vòng 4: (15, 3)